Bản tin kinh tế - tài chính tuần 1 tháng 1/2018

Năng suất lao động người Việt thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực; Thị trường cổ phiếu Chỉ số VN Index đóng cửa năm 2017 tại 984,2 điểm, tăng 48% so với cuối năm 2016... đó là một số thông tin kinh tế - tài chính đáng chú ý trong tuần 1 tháng 1/2018

KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI

Các nước G-7 kỳ vọng tăng trưởng cao trong năm 2018 sau khi tăng trưởng 2017 vượt kỳ vọng

Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G-7 được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong năm 2018, dù với tốc độ vừa phải hơn, sau khi tăng trưởng năm 2017 vượt dự báo ban đầu.

So với dự báo đầu năm, nhiều nền kinh tế đã tăng trưởng vượt xa kỳ vọng, nổi bật là Đức, Canada, Ý, Nhật. Đáng chú ý, tăng trưởng kinh tế Anh cũng vượt dự báo ban đầu 0,3 điểm % bất chấp những quan ngại về ảnh hưởng của Brexit. Đây là tiền đề cho kinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế G-7 nói riêng tăng trưởng khả quan trong năm 2018.

Tại Châu Á, Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng chậm lại trong tài khóa 2016-20171

Theo Bộ Tài chính Ấn Độ (29/12), tăng trưởng GDP của quốc gia này đã giảm từ mức 8% tài khóa 2015-2016 xuống còn 7,1% trong tài khóa 2016-2017. Cơ quan này nhận định, tình trạng tăng trưởng chậm lại phản ánh mức tăng chậm hơn trong ngành công nghiệp và lĩnh vực dịch vụ.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, đây có thể là hậu quả của quyết định đổi tiền bất ngờ được đưa ra hồi tháng 11/2016 và tác động của những cải cách thuế sau đó của Chính phủ.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's lo ngại rủi ro trên thị trường tài chính ở Trung Quốc đang ở mức cao, xuất phát từ hoạt động ngân hàng ngầm

Quy mô của hoạt động ngân hàng ngầm của Trung Quốc lên đến 9,8 nghìn tỷ USD, tương đương 86,5% GDP. Hoạt động này bùng nổ từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, bao gồm việc bán các sản phẩm tài chính có tính rủi ro cao cho nhà đầu tư, các khoản cho vay các quỹ đầu tư cổ phiếu, quỹ tín thác, trung gian tài chính.

Trên thị trường tiền tệ, đồng USD xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2016 

Cụ thể, chỉ số USDindex của ICA giảm 0,3% xuống còn 91,836 điểm. So sánh với 6 đồng tiền tương ứng (GBP, Euro, Yen, Nhân dân tệ…) chỉ số này giảm 9,9% trong năm 2017, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2003. Trong đó, tỷ giá quy đổi Euro/USD ở mức 1,206; tỷ giá quy đổng GBP/USD ở mức 1,36. Các đồng tiền cChaau Á cũng được lợi khi đồng USD suy yếu, đáng kể là tỷ giá tham chiếu của đồng NDT tăng 159 điểm, đưa tỷ giá quy đổi USD/NDT đạt 6,492 NDT, mức cao nhất kể từ tháng 5/2016.

Trên thị trường chứng khoán, Chứng khoán Mỹ đóng vai trò dẫn dắt thị trường chứng khoán toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ khởi sắc, dự luật cải tổ thuế của Tổng thống Donald Trump được thông qua. Kết thúc năm 2017 chứng khoán Mỹ tăng mạnh với chỉ số Dow Jones 30 tăng 24,9% đạt 24.719 điểm, S&P 500 tăng 19,4% đạt 2.674 điểm.

Các chỉ số chứng khoán chính của Châu Âu cũng tăng nhờ sự phục hồi của kinh tế Châu Âu: chỉ số DAX của Đức tăng 12,9%, chỉ số CAC (Pháp) tăng 9%, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 8%. Chỉ số Nikkei của Nhật tăng 19,2%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2013 do sự tăng trưởng vững chắc của kinh tế Nhật.

Chỉ số Shanghai Composite (Trung Quốc) có mức tăng thấp hơn các thị trường khác (6,6%) do tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại (6,5%), các chính sách kiểm soát tín dụng được ban hành để phòng ngừa rủi ro trên thị trường tài chính, bất động sản.

KINH TẾ VIỆT NAM 

Sản lượng sản xuất tăng trở lại trong tháng 12 

Chỉ số PMI tháng 12/2017 của Việt Nam đạt mức cao của 3 tháng là 52,5 điểm với một số điểm nổi bật: sản lượng tăng khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh hơn; tốc độ tạo việc làm tăng lên; mức độ lạc quan về kinh doanh đạt mức cao của 9 tháng. Kết quả này báo hiệu sự cải thiện mạnh mẽ sức khỏe khu vực sản xuất tháng cuối năm 2017. Các điều kiện sản xuất đã cải thiện trong suốt 25 tháng qua.

92% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát tự tin vào tiềm năng tăng trưởng trong năm 2018

Theo khảo sát về Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp APEC do PwC thực hiện, có tới 92% các CEO của Việt Nam tự tin vào tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm 2018.

Theo đó, Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút đầu tư nước ngoài, đứng đầu trong danh sách 10 nền kinh tế trong APEC có mức tăng ròng đầu tư nước ngoài, hơn cả Trung Quốc, Indonesia và Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, 47% các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh đầu tư trong 12 tháng tới.

Năng suất lao động người Việt thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực

Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.159 USD/lao động). Mặc dù năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực.

Cụ thể, tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào.

THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) vừa mua 5 tỷ USD (tương đương 110 nghìn tỷ đồng) của Viet Nam Beverage trong thương vụ chuyển nhượng quyền sở hữu 343,6 triệu cổ phần Sabeco của Bộ Công Thương cho Viet Nam Beverage. Sau thương vụ trên, dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước đã tăng từ 46 tỷ USD thời điểm giữa tháng 12/2017 lên mức kỷ lục 51,5 tỷ USD cuối tháng 12/2017.

Lợi nhuận từ các công ty tài chính đang đóng góp lớn vào lợi nhuận của một số ngân hàng. Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của FE Credit, công ty đạt 3.332 tỷ đồng, đóng góp khoảng 60% vào lợi nhuận hợp nhất ngân hàng VPBank. Công ty liên doanh tài chính HD Saison của HD Bank có lợi nhuận sau thuế khoảng 348 tỷ đồng, đóng góp 39% lợi nhuận hợp nhất của HDBank.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu các loại sữa kh��c thay cho sữa mẹ trong chế độ ��n của bé?

thị trường căn hộ khu Đông TP HCM đang tấp nập mở hàng